7.      LAO ĐỘNG:

 

Bắt đầu từ buổi kinh tối Chúa Nhật 30/4.

ĐTC đã giảng trong Thánh Lễ sáng Thứ Hai 1/5 tại Đại Học Tor Vergata trước 200 ngàn tham dự viên. Họ đã chia sẻ chủ đề: “Làm Việc cho Tất Cả Mọi Người là Đường Lối Đoàn Kết và Công Chính”, và tối cùng ngày còn có một buổi hòa nhạc cho việc giảm nợ quốc tế nơi những nước nghèo.

 

 

A

nh chị em thân mến, những người hôm nay đây đại diện cho toàn giới lao động đang tụ họp lại để cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm này, thì Cuộc Mừng Kỷ Niệm có ý nghĩa gì đối với anh chị em? Cuộc Mừng Kỷ Niệm có ý nghĩa gì đối với xã hội, một xã hội mà công việc chẳng những là một cơ cấu căn bản cho nó mà còn là một cứ điểm để chứng tỏ việc nó lựa chọn về giá trị và văn hóa?” (đoạn 3.1).

 

“Theo nguồn gốc Do Thái thì Cuộc Mừng Kỷ Niệm trực tiếp liên quan đến thực tại của việc làm, vì Dân Chúa là một thành phần dân bao gồm những con người nam nữ tự do được Chúa cứu khỏi tình trạng nô lệ của họ (x Lv 25). Trong mầu nhiệm vượt qua, Chúa Kitô cũng làm cho cơ cấu của luật cũ này nên trọn, khi hiến cho nó một ý nghĩa thiêng liêng trọn vẹn, nhưng hội nhập chiều kích xã hội của nó vào dự án cao cả của vương quốc Thiên Chúa, một vương quốc như ‘men’ khiến cho toàn thể xã hội được thật sự tiến bộ” (đoạn 3.2).

 

“Bởi thế, Năm Mừng Kỷ Niệm kêu gọi con người hãy tái nhận thức ý nghĩa và giá trị của việc làm. Năm nay cũng là lời mời gọi con người hãy quan tâm đến những chênh lệch về kinh tế và xã hội nơi thế giới lao động, bằng việc tái thiết lập bậc thang giá trị cho xác đáng, khi đặt ưu tiên cho phẩm vị của con người nam nữ lao động cùng với tự do, trách nhiệm và việc tham gia của họ. Năm Mừng Kỷ Niệm này cũng thôi thúc chúng ta hãy sửa chữa những tình trạng bất công, bằng cách bảo toàn văn hóa của mỗi một dân tộc cùng với những kiểu mẫu phát triển khác nhau” (đoạn 3.3).

 

“Có những thực tại mới đang ảnh hưởng mãnh liệt trên tiến trình sản xuất, chẳng hạn như việc toàn cầu hóa về tài chính, kinh tế, thương vụ và lao công, nhưng không bao giờ được phạm đến phẩm vị và vai trò chủ yếu của con người, cũng như đến tự do và nền dân chủ của các dân tộc. Nếu tình đoàn kết, việc tham gia và khả năng trong việc lèo lái những đổi thay sâu xa này không giải quyết được vấn đề, thì chắc chắn chúng cũng bảo toàn được vấn đề luân lý cần thiết, để cá nhân cũng như các dân tộc không trở thành một thứ dụng cụ mà là những tay làm chủ tương lai của mình” (đoạn 3.5).

 

(L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 10/5/2000, trang 4-5)

 

Trong lời chào giới lao động sau Thánh Lễ, ĐTC đã ngỏ lời cùng họ như sau:

“Tất cả mọi người phải hoạt động để làm sao có thể bảo đảm là cơ chế kinh tế mà chúng ta đang sống đây không làm đảo lộn cấp trật nền tảng, đó là việc làm phải ưu tiên hơn tư bản, công ích phải ưu tiên hơn tư lợi...” (đoạn 2.2).

 

“Việc toàn cầu hóa là một thực tại hiện nay đang có mặt nơi mọi lãnh vực của cuộc sống con người, nhưng nó là một thực tại phải được hành sử một cách khôn ngoan. Tình đoàn kết cũng phải được toàn cầu hóa nữa” (đoạn 2.3).

 

“Hỡi các người công thợ, các chủ nhân ông, các công sự viên, các chuyên viên tài chính, các thương gia, quí vị hãy nắm lấy tay nhau, hãy liên hợp trí lòng để góp phần vào việc xây dựng một xã hội tôn trọng con người cũng như việc làm của họ. Con người có giá trị ở những gì họ là hơn ở những gì họ có. Bất cứ những gì được thực hiện cho một nền công chính cao cả hơn, cho một tình huynh đệ bao rộng hơn và cho một trật tự nhân bản hơn nơi những mối liên hệ về xã hội, thì đáng giá hơn bất cứ một tiến bộ nào trong lãnh vực kỹ thuật” (đoạn 3.4).

 

(L’Osservatore Romano ấn bản Anh ngữ, 10/5/2000, trang 4)